Một vấn đề khó khăn chung trong việc học ngoại ngữ của hầu hết mọi người đó chính là phần speaking. Đây được xem là phần khó cải thiện nhất vì đa số người học bị “mắc chứng bệnh ngại nói”. Họ sợ mình phát âm sai, sợ giọng đọc không hay, cũng có nhiều trường hợp vì bí ý tưởng khi nói. Dưới đây là 10 chủ đề nói tiếng anh thường gặp cho những ai đang tự luyện speaking.
Nội dung
Lợi ích của việc tự luyện nói
Để chữa khỏi “chứng bệnh ngại nói” của người học tiếng Anh, tự luyện tại nhà là cách đơn giản nhất. Đôi khi việc học giỏi ngữ pháp là một chuyện nhưng áp dụng ngữ pháp đó để thành một câu hoàn chỉnh khi nói lại là cả một vấn đề. Nếu không có sự luyện tập hằng ngày, thì những lý thuyết mà bạn học được chỉ mãi là một đống kiến thức “khô cằn”.
Bạn hoàn toàn có thể tự mình thu âm lại trong quá trình luyện nói, hoặc có thể tập nói và diễn đạt trước gương. Luyện tập hằng ngày, tăng cường độ nội dung mỗi ngày một nhiều hơn, chắc chắn bạn sẽ có được sự tự tin nhất định trong việc nói tiếng Anh.
Một cách khác cũng khá thú vị, đó là có một người bạn đồng hành trong việc luyện nói. Đó có thể là cha mẹ, anh chị … và tốt nhất là một người bạn cùng mục tiêu học tiếng Anh với bạn. Cả hai có thể cùng nhau luyện tập, sửa lỗi sai cho nhau, giúp nhau tiến bộ hơn.
»Xem thêm:
Luyện theo chủ đề nói tiếng Anh
Việc phân theo chủ đề để luyện tập thực chất là một sự chuẩn bị chu đáo của bạn cho những bài test speaking. Trước hết việc làm này sẽ giới hạn cho bạn lượng kiến thức về một vấn đề nào đó, Hơn nữa, bạn hoàn toàn có thời gian để tìm hiểu tìm hiểu tất cả những nội dung mình cần đề cập trong chủ đề đó.
Bài viết này sẽ không đưa ra cho bạn những mẫu câu theo từng chủ đề để bạn luyện tập. Mục đích của bài viết là định hướng cho bạn cách xây dựng nội dung của một chủ đề nói tiếng Anh. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể tạo được một nội dung hoàn hảo cho tất cả các chủ đề từ dễ đến khó.
Bất kỳ chủ đề nào cũng vậy, trước tiên hãy dành vài phút đọc kỹ tên chủ đề, khoanh vùng nội dung mà nó bao hàm. Tiếp đến là hãy nghĩ đến những câu hỏi mà bạn cần phải trả lời để làm rõ cho chủ đề nói tiếng Anh mà bạn chọn. Đó sẽ là những câu hỏi có dạng: Là gì? Tại sao? Như thế nào? Tránh việc nói lan man, đưa những thông tin không mấy “ liên quan” đến chủ đề mà bạn đang tìm hiểu.
10 chủ đề nói tiếng Anh thường gặp
Đây là 10 chủ đề nói tiếng Anh mà bạn có thể gặp ở bất kì bài thi Speaking nào. Hãy cùng tham khảo cách để xây dựng nội dung cho 10 chủ đề này.
1. Hoạt động thường ngày
Trước tiên bạn cần “ list” ra những hoạt động hằng ngày của bạn vẫn thường thực hiện. Lựa chọn những gì tiêu biểu nhất và miêu tả chi tiết. Trả lời được câu hỏi: Tại sao bạn phải thực hiện những công việc đó? Bạn làm cùng ai? những việc làm đó giúp ích gì cho cuộc sống hằng ngày của bạn?
Một số từ vựng có thể hữu ích cho chủ đề nói tiếng Anh này:
- Do the laundry: Giặt quần áo
- Hang the clothes: Phơi đồ
- Iron the clothes: Là quần áo
- Fold the laundry: Gấp quần áo
- Make the bed: Dọn dẹp giường ngủ
- Brush the teeth: Đánh răng
- Take a bath: Tắm rửa
- Brush your hair: Chải đầu
- Exercise: Tập thể dục
- Play the guitar: Chơi đàn ghi ta
- Water the plant: Tưới cây
- Sweep the floor: Quét nhà
- Read the news: Đọc báo
2. Sở thích cá nhân
Sở thích của bạn là gì? Tại sao bạn lại thích nó? Những sở thích đó có lợi ích gì cho cuộc sống của bạn? Là những câu hỏi mà bạn cần trả lời để có được một nội dung cơ bản cho chủ đề này. Ví dụ nếu sở thích của bạn là đọc sách, thì bạn hãy nói rõ tên những cuốn sách bạn từng đọc. Bạn dành bao nhiêu thời gian trong một tuần để đọc sách? Bạn thích điều gì từ cuốn sách đó?
Sau đây là một số từ vựng chủ đề nói tiếng Anh này:
- Watching television: xem ti vi
- Visiting friends: thăm bạn bè
- Listening to music: nghe nhạc
- Reading books: đọc sách
- Going to a restaurant: Đi nhà hàng
- Gardening: Làm vườn
- Going for a drive: Lái xe
- Going for a walk: Đi bộPhotography / Taking photographs: Nhiếp ảnh/ Chụp ảnh
- Surfing the net: Lướt mạng
- Football: Bóng đá
- Tennis: Quần vợt
- Basketball: Bóng rổ
- Volleyball: Bóng chuyền
- Swimming: Bơi
- Jogging: Chạy bộ
…
3. Gia đình
Tất nhiên việc đầu tiên là bạn phải trả lời câu hỏi gia đình bạn có bao nhiêu thành viên. Sau đó hãy nói về từng thành viên. Bạn có thể nói tên, tuổi, sở thích, tính cách của họ. Cho mọi người biết rằng thành viên đó quan trọng với bạn như thế nào. Hoặc có thể kể về những kỷ niệm đẹp, đáng nhớ cùng họ.
4. Mua sắm
Ở chủ đề nói tiếng Anh này bạn có thể liệt kê ra những sở thích mua sắm của từng lứa tuổi như trẻ em, người lớn, người già… Từ đó có thể xây dựng 1 sự so sánh về thị hiếu mua sắm ở thị trường Việt Nam. Tiếp đó, chỉ ra các địa điểm mà chúng ta có thể đến cho việc mua sắm. Và cuối cùng, bạn có thể đề cập tới mức giá của thị trường.
5. Du lịch
Đây là một chủ đề khá thú vị và rất nhiều khía cạnh có thể nói tới. Bạn chỉ cần chọn một địa điểm du lịch mà bạn thích và sau đó là bắt đầu nói về nơi đó. Trả lời được các câu hỏi: Bạn đã từng đi du lịch đến đó chưa? Tại sao nơi đó lại thu hút bạn? Bạn làm gì khi đến đó?
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nói về sự chuẩn bị trước khi đi du lịch, liệt kê những thứ không thể thiếu cho một chuyến đi. Ví dụ như: tiền bạc, đồ dùng các nhân, đồ bảo hộ, bản đồ… Nếu là người có kinh nghiệm trong việc đi du lịch, bạn có thể xây dựng nội dung thành một “ tip” những kiến thức cần thiết khi đi du lịch.
6. Ẩm thực
Hãy bắt đầu với ẩm thực Việt Nam. Sau đó bạn có thể mở rộng nội dung bằng việc so sánh với ẩm thực các nước như: ẩm thực Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan… Sau đó hãy nói về món ăn bạn thích hoặc ghét, món ăn bạn ăn được hoặc không ăn được. Thêm nữa, một khía cạnh đang được các bạn trẻ quan tâm đó chính là chế độ ăn giảm cân.
7. Thể thao
Bạn có thể bắt đầu chủ đề nói tiếng Anh này với việc trả lời câu hỏi: những môn thể thao phổ biến ở Việt Nam là gì? Sau khi đã liệt kê, lựa chọn một môn mà bạn thích và bắt đầu miêu tả chi tiết về bộ môn đó. Tiếp đến, cần phải nói đến lợi ích của việc chơi thể thao là gì? Cường độ luyện tập thế nào là hợp lý? Để mở rộng thêm nội dung, bạn có thể đề cập tới những môn thể thao mạo hiểm.
aerobics | thể dục thẩm mỹ/thể dục nhịp điệu |
athletics | điền kinh |
badminton | cầu lông |
baseball | bóng chày |
basketball | bóng rổ |
boxing | đấm bốc |
canoeing | chèo thuyền ca-nô |
climbing | leo núi |
cycling | đua xe đạp |
darts | trò ném phi tiêu |
diving | lặn |
fishing | câu cá |
football | bóng đá |
golf | đánh gôn |
gymnastics | tập thể hình |
handball | bóng ném |
hiking | đi bộ đường dài |
hockey | khúc côn cầu |
horse racing | đua ngựa |
horse riding | cưỡi ngựa |
ice skating | trượt băng |
rollerblading | trượt pa-tanh |
jogging | chạy bộ |
judo | võ judo |
karate | võ karate |
kick boxing | võ đối kháng |
martial arts | võ thuật (chung) |
motor racing | đua ô tô |
mountaineering | leo núi |
pool | bi-a |
rowing | chèo thuyền |
rugby | bóng bầu dục |
sailing | chèo thuyền |
shooting | bắn súng |
skateboarding | trượt ván |
skiing | trượt tuyết |
snooker | bi-a |
snowboarding | trượt tuyết ván |
squash | bóng quần |
surfing | lướt sóng |
swimming | bơi lội |
table tennis | bóng bàn |
ten-pin bowling | bowling |
tennis | tennis |
volleyball | bóng chuyền |
walking | đi bộ |
water polo | bóng nước |
weightlifting | cử tạ |
windsurfing | lướt ván buồm |
wrestling | môn đấu vật |
yoga | yoga |
8. Sức khỏe
Cũng tương tự như những chủ đề khác, bạn cần nói về tầm quan trọng của sức khỏe đối với mỗi chúng ta. Bạn phải trả lời được câu hỏi: sức khỏe quan trọng như thế nào? Làm thế nào để bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Sau đó, hãy đưa ra những gợi ý để giúp nâng cao sức khỏe. Ví dụ như: ăn uống đủ chất, tập thể dục thể thao đều đặn, sống một cách khoa học… Đối với chủ đề nói tiếng Anh này mẫu câu thường dùng để hỏi trong giao tiếp thường gặp là:
- What’s the matter?
- What’s wrong?
- How do you feel today?
- How are you feeling?
Từ vựng về chủ để sức khỏe chúng ta có thể học theo các chủ đề nhỏ như sau:
- Da liễu: skin irritation (kích ứng da), skin inflammation (viêm da), redness (mẩn đỏ), rash (phát ban), acne (mụn), blister (mụn rộp), burn (bỏng), scar (sẹo),…
- Mắt: nearsightedness (cận thị), farsightedness (viễn thị),…
- Tai: hearing loss (mất thính lực), earache (đau tai),…
- Mũi: nosebleed (chảy máu cam), runny nose (sổ mũi), stuffy nose (ngạt mũi),…
- Họng: laryngitis (Viêm thanh quản), soret hroat (đau họng),…
- Dinh dưỡng: vitamin deficiency (thiếu vitamin) , obesity (béo phì), to be overweight (thừa cân), weight loss (giảm cân), anorexia (chán ăn),…
- Đầu óc: headache (đau đầu), migraine (đau nửa đầu), dizziness (chóng mặt) , stroke (đột quỵ), dementia (mất trí nhớ),…
- Dạ dày: indigestion (khó tiêu), upset stomach (đau bụng), diarrhea (tiêu chảy), nausea (buồn nôn), gastritis (viêm dạ dày),…
- Xương khớp: backache (đau lưng), osteoporosis (loãng xương), arthritis (viêm khớp),…
9. Âm nhạc và nghệ thuật
Cũng tương tự, hãy đề cập đến tầm quan trọng của âm nhạc và nghệ thuật trong cuộc sống. Âm nhạc đã làm cuộc sống trở nên thú vị hơn như thế nào? Tiếp đó bạn có thể liệt kê ra những thể loại âm nhạc và loại hình nghệ thuật phổ biến tại Việt Nam. Bạn có thể chọn một thể loại âm nhạc và nói chi tiết về nó. Hoặc bạn có thể chia sẻ sở thích nghe nhạc của bạn. Chúng ta có thể tham khảo cách nói về chủ đề âm nhạc tại:
10. Dự định trong tương lai
Chắc chắn rằng bạn đang có rất nhiều những dự định trong tương lai của mình đúng không? Rằng mình phải làm được điều gì? Mình phải hoàn thành xong khóa học nào? Mình sẽ làm công việc gì?… rất rất nhiều. Hãy chia sẻ những điều đó trong bài nói của bạn. Tiếp đó, hãy nói tới những kế hoạch mà bạn đã vạch ra để đạt được những mục tiêu trong tương lai kia.
Trên đây chỉ là 10 trong số rất nhiều chủ đề để luyện nói, nhưng hy vọng sau khi tham khảo những cách xây dựng nội dung cho từng chủ đề, bạn hoàn toàn có thể làm tốt với những chủ đề khác. Chỉ cần áp dụng những “ mấu chốt” mà bài viết đã nêu ra, thì những chủ đề dù khó đến đâu, dù “ bí” đến đâu cũng không thể làm khó bạn.
Hãy vạch ra cho mình một kế hoạch luyện nói thật phù hợp, xây dựng ý tưởng nội dung thật chi tiết theo từng chủ đề. Kết hợp cùng với việc luyện tập hằng ngày, chắc chắn những bài thi speaking chẳng thể nào làm khiến bạn lo lắng.