Như các bạn đã biết, IELTS Writing có hai phần là Task 1 và Task 2 yêu cầu bạn phải trả lời. Mỗi phần sẽ chứa các dạng bài khác nhau và theo đó sẽ có cách làm khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn các dạng writing task 2 và cách làm mà bạn phải “nằm lòng”.
Nội dung
Những điều bạn cần biết về IELTS Writing Task 2
Đây là phần thi thứ hai của bài writing và có nhiều dạng, yêu cầu của nó là bạn phải viết một bài luận dài ít nhất là 250 chữ. Các dạng writing Task 2 có đề bài là các câu hỏi quen thuộc trong cuộc sống và được nhiều người quan tâm. Các tiêu chí chấm điểm của phần này cũng khắt khe hơn Task 1, đòi hỏi người viết phải có tư duy sâu sắc.
Task 2 có 4 tiêu chí chấm điểm chính: Task achievement (khả năng hiểu và trả lời vấn đề đưa ra), Coherence and cohesion (tính gắn kết và liền mạch của câu và đoạn văn), Lexical resource (vốn từ vựng sử dụng trong bài), Grammatical Range & Accuracy (sử dụng chính xác cấu trúc ngữ pháp). Người chấm sẽ dựa trên các tiêu chí để chấm điểm rồi sau đó lấy trung bình điểm ra kết quả của bạn.
Các bước viết bài
Các dạng writing Task 2 khá nhiều, mỗi dạng sẽ có các yêu cầu khác nhau và đòi hỏi bạn có cách làm phù hợp. Nhưng dù là dạng nào thì bạn vẫn nên tham khảo cách viết bài chung này để linh hoạt cho từng dạng bài mình gặp nhé.
Đầu tiên, bạn cần phân tích đề và hiểu chắc chắn đề bài yêu cầu mình làm gì. Hãy phân tích các từ khóa chính và phụ, từ khóa yêu cầu và hướng dẫn. Thời gian cho phần này nên là 2 – 3 phút.
Tiếp theo, bạn cần lập dàn ý để chắc chắn không bỏ sót bất cứ luận điểm nào quan trọng và theo đó viết bài trả lời của mình dễ dàng hơn. Bởi vì đây là sườn bài, quyết định cách viết và bố cục bài của bạn nên cần dành tối thiểu là 5 phút để làm. Sau khi đã có sườn bài thì hãy tập trung viết bài thuộc các dạng writing Task 2 một cách liên tục và mạch lạc nhé.
Phần mở đầu của bài thuộc tất cả các dạng writing Task 2 luôn phải có đủ hai yếu tố đó là giới thiệu chủ đề bài viết (sử dụng từ đồng nghĩa để dẫn lại đề bài) và sau đó đi thẳng vào việc trả lời câu hỏi, đưa thông tin về nội dung chính của bài viết. Các từ, cụm từ nối bạn nên sử dụng là In my opinion, I believe that,…
Sau khi đã xong phần mở đầu, bạn viết tiếp vào thân bài. Phần thân bài của bạn phải có đủ các ý sau: chủ đề, giải thích, phân tích theo thực tế và ví dụ cụ thể chứng minh. Cuối cùng là phần kết bài. Bạn phải nhắc lại câu trả lời cho đề bài một lần nữa, tăng tính thuyết phục. Các cụm từ bạn nên sử dụng là In conclusion, to sum up,…
Lịch thi IELTS British Council 2020
Các dạng writing Task 2 và cách làm theo từng dạng
Để cụ thể hơn, dưới đây sẽ là các dạng writing Task 2. Bạn tham khảo thông tin và luyện tập làm bài thường xuyên nhé.
1. Dạng 1: Problems, causes and solutions
Đây là dạng bài khá phổ biến trong các dạng writing Task 2. Bạn sẽ được cung cấp một thông tin về một vấn đề, sau đó bạn sẽ viết về nguyên nhân của vấn đề đó và cách giải quyết. Cái quan trọng là bạn phải phân biệt được đâu là vấn đề được đưa ra, yêu cầu của đề, lập được dàn ý và đầy đủ luận điểm chính phụ.
Cách viết bài: Ở phần Mở đầu, bạn cũng làm tương tự cách viết chung, đó là diễn đạt là thông tin và nhận định được đưa ra theo cách viết và từ vựng khác. Sau đó, bạn đưa một câu để dẫn vào nội dung bài. Câu dẫn phải nêu được việc bạn sẽ giải thích nguyên nhân và đưa ra cách giải quyết.
Ở phần thân bài, mỗi nguyên nhân nên viết 1 đoạn và cách giải quyết viết 1 đoạn. Đối với các đoạn nguyên nhân, bạn phải viết đủ được: Nguyên nhân đó là gì, giải thích nguyên nhân, ảnh hưởng của nó và đưa ví dụ. Với đoạn giải quyết, bạn phải nêu rõ cách giải quyết là gì, tác động như thế nào đến nguyên nhân và ví dụ cụ thể.
Ở phần kết bài, bạn nên tóm tắt lại ý chính của thân bài, ví dụ nguyên nhân của vấn đề A là XX và cách giải quyết cho vấn đề là YY. Nêu đánh giá thực tế về vấn đề. Sau đó viết câu kết bài.
2. Dạng 2: Argumentative essay
Trong các dạng writing Task 2, đây là dạng phổ biến nhất. Bạn sẽ được yêu cầu đưa ra ý kiến của bản thân về một vấn đề được nhắc đến, phải có luận điểm, lí lẽ và ví dụ thuyết phục, thực tế.
Để nhận dạng, bạn sẽ bắt gặp các câu như: Do you agree or disagree? To what extent do you agree or disagree?,… Bạn sẽ 3 phương án trả lời là: không đồng ý, đồng ý và không đồng ý/đồng ý không hoàn toàn.
Tùy thuộc vào quan điểm của bạn mà sẽ có cách viết khác nhau. Tuy nhiên, về chung, bạn sẽ có một cách làm tổng quát như sau: Phần mở đầu bạn cũng làm tương tự lại các dạng writing Task 2, đó là dẫn lại ý câu hỏi và nêu câu dẫn, chỉ khác là bạn thêm quan điểm đồng ý/không đồng ý của mình vào.
Ở phần thân bài, bạn viết ra lý do bạn đồng ý/không đồng ý. Mỗi đoạn nên là một lý do và giải thích tại sao bạn có quan điểm như vậy. Về việc chỉ đồng ý/không đồng ý một phần, bạn nên viết mỗi đoạn là một mặt của vấn đề và phân tích, đưa ví dụ.
Nếu bạn thấy rằng mình hoàn toàn đồng ý/không đồng ý với nhận định của đề, bạn có thể chọn cách viết dứt khoát hơn. Một đoạn bạn sẽ viết tại sao bạn chấp nhận một khía cạnh của nhận định, và đoạn tiếp theo là nêu rõ luôn quan điểm của mình. Cách này là cách tư duy phản biện, thường được ưu tiên sử dụng vì nó mang tính thuyết phục cao.
Ở phần kết bài, bạn tiếp tục tóm tắt lại ý đề bằng cách đưa ra quan điểm của mình, đồng thời tóm lại ý chính mà mình đã nêu ra để củng cố quan điểm. Bạn phải khiến giám khảo thấy đây là một bài viết hoàn chỉnh, không bị hụt hẫng là cách dùng từ, cấu trúc ngữ pháp sắc bén.
3. Discussion essay
Đây là dạng bài phổ biến thứ hai trong các dạng writing Task 2. Đề bài dạng này yêu cầu bạn phải viết về cả 2 mặt của vấn đề đưa ra và sau đó nêu ý kiến của bạn. Đây là dạng khá khó nhưng thể hiện được bản thân và kỹ năng của người viết.
Ở phần đầu, bạn tiếp tục dẫn vào chủ đề chính bài viết bằng các câu như People have different views about xxx,… Đây là cách nói khá đơn giản và tổng quát. Sau đó, bạn đưa ra 2 mặt vấn đề và lồng ghép luôn cả quan điểm cá nhân vào, nhớ sử dụng câu dẫn vào thân bài.
Ở phần thân bài, bạn đưa ra khoảng 2 đoạn là được. Bạn phân tích ý kiến không đồng ý bằng cách cố gắng nói đủ ý, điểm tốt của nó và giải thích tại sao nó là tốt với nhiều ngoài. Bạn phân tích ý kiến đồng ý tương tự. Tuy nhiên, cần lưu ý là hai đoạn nên có độ dài bằng nhau để mang tính khách quan. Bạn cũng không cần nêu ý kiến của bản thân bằng một đoạn riêng.
Một số từ nói để bạn sử dụng trong thân bài với dạng bài này là However, Although, On the other hand,… Bạn sử dụng nó để nối hai đoạn về 2 mặt vấn đề với nhau.
Phần kết bài bạn cũng nên tóm tắt lại ý kiến về vấn đề và quan điểm của bản thân. Hãy nêu một câu chốt hay để kết thúc, hoàn chỉnh bài viết.
4. Two questions essay
Đây là dạng bài ít gặp nhất trong các dạng writing Task 2, đồng thời cũng là dạng khó nhất. Đề dạng này có 2 câu hỏi và chúng ta phải trả lời hết được 2 câu đó. Cái bạn cần là tư duy logic và bình tĩnh, căn chỉnh thời gian phù hợp.
Cách làm dạng bài này như sau: Ở phần Mở đầu, bạn tiếp tục giới thiệu chủ đề được nói đến trong bài và đưa ra câu dẫn, khái quát 2 câu hỏi thánh 1 câu phức. Phần thân bài mỗi câu hỏi bạn hãy viết 1 – 2 đoạn trả lời. ở phần trả lời cần đầy đủ luận điểm, chứng minh và ví dụ. Giữa các đoạn phải có từ nối.
Ở phần kết bài, bạn nhắc lại vấn đề và tóm tắt các ý trả lời. Lưu ý sử dụng từ đồng nghĩa và cấu trúc phù hợp.
Trên đây là các dạng writing Task 2 bạn có thể gặp trong bài thi IELTS. Hãy tham khảo thông tin và thường xuyên luyện tập để thành thục nhất. Hy vọng bạn sẽ đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.